Tìm kiếm
Latest topics
Qui trình làm phim hoạt hình 3D
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Qui trình làm phim hoạt hình 3D
Để làm một bộ phim 3D, cần qua một quá trình rất nhiều bước, đa số các
bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta
sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim như thế.
Chuẩn bị kịch bản phim
Để
có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết
thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được
viết cặn kẽ trong kịch bản này.
Vẽ model sheet
Trong
mỗi bộ phim đều có các nhân vật, nhân vật chính và nhân vật phụ. Các
nhân vật này hoạt động trong nhiều cảnh trí khác nhau. Trước khi tạo
phim, người ta cần phác thảo kỹ lưỡng hình dáng của các nhân vật trong
phim trên giấy. Ví dụ, hãng phim hoạt hình Walt Disney cần làm phim
hoạt hình về chuột Mickey, trước hết người ta sẽ phác thảo trên giấy
xem hình dáng của chuột Mickey phải như thế nào. Hình dáng này phải
được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho bộ phim.
Công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, người ta cũng
cần phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào.
Vẽ storyboard
Sau
khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong phim, bước tiếp theo
là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Công việc
này giống như là vẽ truyện tranh trên giấy. Từ những khung ảnh dùng để
kể lại câu chuyện trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể
hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim. Một
phân cảnh trong phim được gọi là một scene.
Vẽ background
Đây
là bước tạo cảnh nền cho phim. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ
thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Để cho các bối cảnh
này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy
hay hiện nay, người ta cũng có thể dùng một phần mềm đồ họa 2D nào đó
để vẽ ra trước. Ví dụ, trong phim có cảnh trong một khu rừng, thì cần
phác thảo trước khu rừng đó sẽ có những cây cối như thế nào,... Công
việc này cũng giống như để quay một bộ phim, đạo diễn phải đi chọn một
cảnh thích hợp để quay vậy. Để làm một bộ phim 3D, khung cảnh này sau
khi phác họa cũng phải được tạo lại thành không gian 3 chiều trên máy
tính vì khi các nhân vật diễn trong bối cảnh đó có thể quay ở bất cứ
góc quay nào.
Modelling
Sau khi đã phác
thảo nhân vật trên giấy, để cho nhân vật cử động được trong phim, người
ta phải dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3
chiều trên máy tính. Công việc này gọi modelling. Người họa sĩ làm
modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật
đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính
xác. Bạn lưu ý rằng nhân vật trên giấy chỉ là 2 chiều và chỉ thấy được
vài hướng của nó, còn thể hiện trong không gian 3 chiều thì phải thấy
được nhân vật ở tất cả các hướng giống như người thật vậy. Hơn nữa,
người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên
khuôn mặt của nhân vật.
Texturing
Sau
khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật, tức phải xác
định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra
sao,... Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh
đỏ tím vàng... mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật.
Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần
áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,... Công việc tạo ra
các dạng màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ bóng,... gọi là tạo chất liệu
và tạo texture cho nhân vật. Các vật thể trong phim cũng cần tạo như
vậy.
Tạo xương
Để các nhân vật có thể cử
động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho
nhân vật. Người họa sĩ làm công việc này cần có những hiểu biết nhất
định về giải phẩu học (anatomy). Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để
tạo ra các bộ xương này. Dựa vào những hiểu biết về giải phẩu học và
nhân vật 3D đã modelling xong, người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có
những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu
tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp
xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu
modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá
trình này có rất nhiều tính toán để sau này có thể diễn được nhân vật
và giảm thiểu tối đa những sai sót về mặt vật lý.
bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta
sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim như thế.
Chuẩn bị kịch bản phim
Để
có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết
thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được
viết cặn kẽ trong kịch bản này.
Vẽ model sheet
Trong
mỗi bộ phim đều có các nhân vật, nhân vật chính và nhân vật phụ. Các
nhân vật này hoạt động trong nhiều cảnh trí khác nhau. Trước khi tạo
phim, người ta cần phác thảo kỹ lưỡng hình dáng của các nhân vật trong
phim trên giấy. Ví dụ, hãng phim hoạt hình Walt Disney cần làm phim
hoạt hình về chuột Mickey, trước hết người ta sẽ phác thảo trên giấy
xem hình dáng của chuột Mickey phải như thế nào. Hình dáng này phải
được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho bộ phim.
Công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, người ta cũng
cần phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào.
Vẽ storyboard
Sau
khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong phim, bước tiếp theo
là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Công việc
này giống như là vẽ truyện tranh trên giấy. Từ những khung ảnh dùng để
kể lại câu chuyện trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể
hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim. Một
phân cảnh trong phim được gọi là một scene.
Vẽ background
Đây
là bước tạo cảnh nền cho phim. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ
thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Để cho các bối cảnh
này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy
hay hiện nay, người ta cũng có thể dùng một phần mềm đồ họa 2D nào đó
để vẽ ra trước. Ví dụ, trong phim có cảnh trong một khu rừng, thì cần
phác thảo trước khu rừng đó sẽ có những cây cối như thế nào,... Công
việc này cũng giống như để quay một bộ phim, đạo diễn phải đi chọn một
cảnh thích hợp để quay vậy. Để làm một bộ phim 3D, khung cảnh này sau
khi phác họa cũng phải được tạo lại thành không gian 3 chiều trên máy
tính vì khi các nhân vật diễn trong bối cảnh đó có thể quay ở bất cứ
góc quay nào.
Modelling
Sau khi đã phác
thảo nhân vật trên giấy, để cho nhân vật cử động được trong phim, người
ta phải dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3
chiều trên máy tính. Công việc này gọi modelling. Người họa sĩ làm
modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật
đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính
xác. Bạn lưu ý rằng nhân vật trên giấy chỉ là 2 chiều và chỉ thấy được
vài hướng của nó, còn thể hiện trong không gian 3 chiều thì phải thấy
được nhân vật ở tất cả các hướng giống như người thật vậy. Hơn nữa,
người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên
khuôn mặt của nhân vật.
Texturing
Sau
khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật, tức phải xác
định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra
sao,... Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh
đỏ tím vàng... mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật.
Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần
áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,... Công việc tạo ra
các dạng màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ bóng,... gọi là tạo chất liệu
và tạo texture cho nhân vật. Các vật thể trong phim cũng cần tạo như
vậy.
Tạo xương
Để các nhân vật có thể cử
động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho
nhân vật. Người họa sĩ làm công việc này cần có những hiểu biết nhất
định về giải phẩu học (anatomy). Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để
tạo ra các bộ xương này. Dựa vào những hiểu biết về giải phẩu học và
nhân vật 3D đã modelling xong, người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có
những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu
tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp
xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu
modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá
trình này có rất nhiều tính toán để sau này có thể diễn được nhân vật
và giảm thiểu tối đa những sai sót về mặt vật lý.
duyphu- Super mod
- Tổng số bài gửi : 12
Reputation : 1
Join date : 14/01/2010
Similar topics
» Tổng hợp short film hoạt hình cực vui tiếp bác QUANGPHUC
» Hình 3D Đại Học Nông Lâm hcm
» Truyện tấm cám bằng hình ảnh
» Hình 3D thiên nhiên
» Kho phim Mini-HD [Link Direct]
» Hình 3D Đại Học Nông Lâm hcm
» Truyện tấm cám bằng hình ảnh
» Hình 3D thiên nhiên
» Kho phim Mini-HD [Link Direct]
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tue Feb 07, 2012 1:53 pm by onlink
» Vietpon! Mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Wed Dec 07, 2011 1:53 pm by onlink
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Wed Dec 07, 2011 1:44 pm by onlink
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Wed Dec 07, 2011 1:32 pm by onlink
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Wed Sep 21, 2011 2:21 pm by onlink
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Wed Aug 10, 2011 2:25 pm by onlink
» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Wed Jun 15, 2011 11:24 am by onlink
» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Wed Jun 15, 2011 11:22 am by onlink
» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Tue Mar 08, 2011 5:51 pm by onlink